Logo

Trường Việt Ngữ Đắc Lộ

Giáo viên nên dùng sự khen thưởng, nhắc nhở, thực hành

Đây là một trong những phương pháp điều hành lớp học do ông Federic Jone sáng lập. Theo phương pháp nầy, thấy cô phải đi vòng quanh bàn học sinh trong giờ làm bài để theo dõi, khen ngợi, nhắc nhở, hay giúp đỡ các em khi cần.
Nếu sử dụng phương pháp nầy quen, việc sửa bài, nhắc nhở, khen ngợi, giúp đỡ, theo dõi được từng em chỉ mất chừng 5, 10 phút. Như thế vừa tạo sự hứng khởi cho học sinh khi làm bài, vừa có kết quả tốt mà lại không mất nhiều thời giờ.
SỰ CẤU TẠO CỦA PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp này gồm có 3 phần:
Khen ngợi những gì đúng.
Sửa và dạy lại những gì sai.
Rời học sinh để các em áp dụng một mình những gì vừa được dạy lại.

         1/ Khen thưởng:

Khen thưởng là nói ra những điều học sinh làm đúng một cách rõ ràng, và còn có nghĩa là lập lại, ôn lại bài dạy.
Thí dụ: (Bài dạy: Tên phải viết hoa)

                    “Giỏi! Minh đã viết hoa chữ T (tên Tí), rất giỏi.  Vì tên, nên mình phải viết chữ hoa. 

                                 Các em nhớ kỹ nhé!

Trong khi đi vòng quanh học sinh, thầy cô nên khen đều đặn từng em. Đừng chỉ khen những em làm bài đúng thôi. Với những em chưa có điều gì đáng khen về bài làm, thầy cô nên khen những điều khác tốt về các em
Thí dụ: “Nãy giờ bạn Minh ngồi làm bài yên lặng, rất ngoan”

                                         “Tân đã mở sách đúng trang 36, rất giỏi”

                                         “Chữ Loan viết rất đẹp và sạch sẽ”  

2/ Nhắc nhở:

Nếu có học sinh nào làm bài sai vì chưa hiểu bài thì thầy cô dạy lại. Thí dụ: “Muốn viết chữ Tí, các em cần chữ T, chữ i và dấu sắc”

Còn những em nào làm bài sai vì thiếu cẩn thận chứ không phải vì không hiểu bài, ta không dạy lại mà chỉ nhắc các em.
Thí dụ: (Trong bài chính tả, có lúc Minh viết chữ Ti với dấu sắc, có lúc với dấu huyền).

“Nhớ nhé! Đã cùng là chữ Tí thì phải cùng một loại dấu thôi. Các em xem lại cho kỹ. 3/ Thực hành:

Thí dụ: “Cô sẽ trở lại để xem”