Logo

Trường Việt Ngữ Đắc Lộ

Giáo Viên Cần Phải Làm

Soạn bài trước khi đến lớp:
Chỉ khi nào thầy cô cảm thấy hứng thú với một đề tài thì sự hứng thú đó mới lây truyền sang học trò. Các em nhỏ có linh cảm rất nhạy khi thấy thầy cô có vẻ lạc lỏng xa vời trong khi dạy bài học. Sự hứng thú nầy đi đôi với sự soạn bài trước, và có một chương trình cho những gì sẽ làm trong giờ dạy thay vì có một thái độ tùy cơ ứng biến. Chỉ những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm mới làm được như thế.

Thay đổi sinh hoạt trong lớp:
Một buổi học hấp dẫn nên cần có nhiều sự thay đổi linh hoạt về thể chất cũng như tinh

thần. Các bài đánh vần, tập đọc, chính tả, bài thi nên được xen kẻ với những câu đố, bài hát, chuyện kể .. Những sinh hoạt đòi hỏi sự thinh lặng và bất động như làm văn, chính tả, bài thi…. nên được xen kẻ với những sinh hoạt có tính cách di động.

  1. Khuyến khích tham dự sinh hoạt:

Nên nhớ trẻ em không thích ngồi bất động một chỗ. Nên cho các em những sinh hoạt cử động chân tay, như là gọi 3 em lên bảng để thi đua viết đúng một chữ, hay xóa bảng nhanh nhất…

Tạo cơ hội để các em tham dự vào sinh hoạt. Thí dụ hỏi các em về những chuyện gì mới xảy ra trong tuần, ai đến thăm gia đình em; cuối tuần em đâu chơi, đi biển hay picnic. Ở trường em thích học môn nào nhất?

Đối với các em nhỏ lớp Một hay Mẫu giáo, nên áp dụng bài học vào những hoạt động với ngũ quan như: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, miệng nếm

– cái bàn, cái cửa (đập bàn, cửa)

– mây (chỉ mây trên trời; cây (chỉ ngoài vườn)

– khóc (chùi nước mắt); cười (cả lớp cười hì hì)

-già (thầy già hơn các em)

Sắp xếp chỗ ngồi:
Nên xếp các em có trình độ tương đương ngồi vào một nhóm, để giáo viên có thể chú ý đến

nhóm có trình độ thấp hơn, hoặc cho mỗi nhóm những bài học khác nhau có trình độ thích

hợp hơn. Những em nghịch phá, hay lơ đễnh thì cho ngồi bàn đầu gần thầy cô hơn.

  1. Thời giờ:

– Dặn các em phải biết dùng thời giờ đúng lúc như: đi nhà vệ sinh lúc ra chơi, Chuốt viết chì.